googlee5327712a49d4482.html Liễu : Blog Title the same as above

30/11/10

Giải mã bí mật các chữ số


* Mỗi chữ số liên kết với một chữ, một tượng trưng và nhiều ý nghĩa

"Ma lực" của chữ số có từ xa xưa trong khảo cổ học những tượng trưng. Mỗi nền văn hoá có tượng trưng riêng của mình về những số và những chữ số (chữ số là kí hiệu học hình của số và nền văn hoá của phương Tây đã để dấu vết lại một cách đặc biệt bằng pháp truyền kinh thánh (Kabbale).

Khoa học giải thích đó là của Kinh thánh dựa trên sự phân tích các từ, các từ nguyên, các nghĩa kép, giá trị bằng số của các chữ.

Marc. Alain Ovaknin, pháp sư (Do Thái) và tiến sĩ triết học, giáo sư trường Đại học Bar-Ilan (Tel - Aviv) cung cấp cho chúng ta một "từ vựng" 11 chữ số đầu từ 0 đến 10, những hạt của tư duy được triển khai trong cuốn sách của ông "những bí mật của truyền thông kinh thánh" (nhà xuất bản Assonline), trong đó mỗi chữ số liên kết với một chữ, một tượng trưng và nhiều ý nghĩa.



Chữ số O:
Được người Ấn Độ nghĩ ra ở thế kỉ 4. Họ sáng tạo ra sự đánh số vị trí,
trong đó vị trí của một chữ số trong dãy nhiều chữ số tạo ra số. Ví dụ, để nói 202, trước khi sáng tạo ra số O, người Ấn Độ viết 22, có một chỗ trống cho chữ số hàng chục. Vòng tròn rỗng (shu nya - chakra) đã ra đời để lấp chỗ thiếu đó. Hệ thống số mà chúng ta sử dụng ngày nay đã ra đời.

Tuy vậy, chữ số O chỉ xuất hiện ở phương Tây sau thế kỉ 12. Chính quân chữ thập đã đem theo nó trong các hành trình của họ. Trong khi tìm kiếm mộ chúa Giê-xu các đội quân theo đạo Cơ đốc đến Jerusalem và tìm thấy một cái mộ rỗng không. Dù các phúc âm đã báo trước, họ vẫn suy nghĩ về chỗ trống. Quân chữ thập trở về đất Thánh mà không có thi thể của Christ, nhưng với một cách thức suy nghĩ mới, trong đó chỗ trống - số O có chỗ đứng.


Chữ số 1:
Trong pháp truyền kinh thánh, đó là chữ aleph.
Tượng trưng: bò mộng. Số 1 nói lên sự sống, sự sáng tạo, nguồn gốc của tất cả. Trong hệ thống số, trước 1 có con số O và mỗi chữ số được thêm 1 là được một chữ số tiếp theo. Chủ yếu, chữ số 1 biểu thị sức sống, ý chí, sự năng động. Đó là nguyên lí cơ sở của mọi sự tồn tại. Chữ số 1, đó là sự lựa chọn, sự quyết định bắt đầu làm, bắt đầu chuyển động.


Chữ số 2: đó là chữ bét
Tượng trưng:
nhà, nơi tiếp nhận năng lượng sống của 1. 2 là sự gấp đôi 1, sự chuyển động của cái gì đó tách ra sự xuất hiện tính khác biệt. 2 du nhập tư tưởng vì các quá trình bằng sự chia vẫn là cơ sở của mọi sự phân tích. Đó là sự sáng tạo, tính hai mặt, bởi sự chia cách, nằm ở điểm xuất phát của các khoa học.


Chữ số 3: Đó là chữ guimel
Tượng trưng: con lạc đà. Mở rộng nghĩa là cái tượng trưng của sự đi xa, sự chuyển động.
3 là kết quả tổng hợp của 1 (năng lượng sống còn) cộng với 2 (từ: cái nhà giống từ: cái tiếp nhận) và cũng là sự hướng về tương lai.
3 cũng còn là chữ số của tính năng động của tư duy. Theo chính đề mà 1 đặt ra và phản đề biểu thị bằng 2, 3 giữ một vai trò hoà giải, tổng hợp và cân bằng 3 cũng là 3 mầu sơ cấp, 3 ngày (sự đi qua) của Fesus để làm sống lại ba giáo trưởng, lễ chúa ba ngôi thiên chúa giáo.


Chữ số 4. Đó là chữ daleeeet
Tượng trưng: cánh cửa, năng lượng (1) khi được cái nhà (2) đón nhận, được lạc đà (3) phân phối lại, có thể được cánh cửa (4) chế ngự và sắp đặt. Với 4 người ta đi vào tổ chức thế giới, vào xã hội, có thể đóng cửa cho ấm cúng. Hoặc trái lại, mở cửa nhìn ra thế giới.


Chữ số 5: Đó là chữ hé
Tượng trưng: người đứng, các cánh tay giơ lên, mang một hơi thở và một lời nói. Giữa 1 và 9, 5 chiếm chỗ ở giữa của dãy số đầu tiên: con người ở trung tâm vũ trụ. 5 có nghĩa: con người là một động vật hoàn thiện, 5 cũng là 5 ngón tay của bàn tay, 5 tổng thiên thần, 5 quyển sách Torah (5 kinh đầu của người Do Thái)


Chữ số 6: Chữ vav
Trong phép truyền kinh thánh có tượng trưng là cái đinh, cái chạc.
Cái chạc là một cái đỡ gáy mà người ta cắm trên mặt đất để đặt đầu - phần nào như là tổ tiên của cái gối. 6 có nghĩa là quan hệ với người khác. Trên cái gối đó người ta mời người khác nằm nghỉ, một mối liên hệ dựng nên giữa hai người.


6 cũng là số hoàn toàn đầu tiên, tức là số có tổng các ước số (3, 2 và 1) cũng bằng chính số đó.


Chữ số 7. Đó là chữ zayin
Tượng trưng:
gươm. Theo tiếng Do Thái cũ, từ sheva nghĩa là "Sept" (bảy) và "serment" (lời thề). Tượng trưng gươm gợi lên sự quan hệ tình dục, nhưng cũng xác nhận dấu hiệu của sự cam kết. 7 cũng biểu lộ một chu kì sống. Thượng đế tạo ra thế giới trong 6 ngày và giữ ngày thứ bảy cho nghỉ ngơi. 7 biểu lộ thời điểm của một chu kì. 7 là mùa xuân của con người. 7 cũng là: 7 tội lỗi, 7 đức hạnh, 7 hành tinh của hệ mặt trời, 7 màu của cầu vồng, 7 kì quan thế giới.


Chữ số 8: Chữ hétTượng trưng là hàng rào: 8, đó là sự bảo vệ. Khi đã hứa (7), đó là khả năng giữ lời hứa. Đó là rào vây quanh để duy trì và bảo vệ và nếu dựng lại thì nó trở thành cái thang, cho phép lên cao.

Do vậy, 8 là chữ số của tính siêu nghiệm, của chúa cứu thế, của điều siêu tự nhiên đẩy con người lên cao của khả năng hoàn thiện, văn hoá các nghệ thuật

8 cũng là: 8 đồ cúng và 8 vật quý của truyền thuyết phật giáo


Chữ số 9: Chữ tét.
Tượng trưng: dấu chữ thập, ngã tư. 9 đó là sự mới lạ, khả năng trao cho con người, sau một chặng đường ban đầu (9 tháng có mang), để thay đổi nhìn thế giới một cách khác, sự ra đời của một sinh linh mới!


Chữ số 10: Chữ ydod
Tượng trưng là bàn tay. 10 là một bàn tay mở, phô ra những gì mà con người đã sống và lọt qua cuộc tiếp sức. 10 ngón tay khít nhau, đặt lên đầu một em bé theo tư thế ban phước lành. 10 đó là khẳng định tính siêu nghiệm bản thể học của con người.

10 cũng là những Bản Pháp luật.

19/11/10

Đàn bà ba mươi

(Trang Hạ) - Những năm tháng phải lòng, yêu đương, cuồng nhiệt đã trôi qua sau lưng lúc nào không nhận ra. Đàn bà ba mươi có hai cuộc sống. Một là gia đình, một là khao khát.

Gia đình tức là có nơi về, yêu thương con, chăm sóc chồng, vun vén cuộc sống ít vui nhiều lo âu. Những người phụ nữ ba mươi tất bật, bình yên và quyến rũ bởi đầy đặn, bởi từng trải, bởi thành tựu và yêu thương. Có những người quyến rũ được kẻ khác bằng cả vẻ đảm đương, an phận của mình, thật lạ.

Khao khát tức là khi đã bỏ sau lưng mười năm yêu trắng tay, đã từng tha thiết, tưởng hy sinh tất cả, tưởng sẽ trời đất dài lâu, tưởng sẽ trọn đời. Rồi tuổi ba mươi đến, càng thành đạt càng hoang mang, mình đang ở đâu, ai sẽ đến trong đời mình.

Bất hạnh cho ai bị giằng xé giữa hai cuộc sống ấy, ở trong gia đình vẫn khao khát, hoặc độc thân nhưng đầy gánh nặng.

Đôi khi tôi tự hỏi tôi là ai.

Đàn bà ba mươi có quyền làm những gì tuổi hai mươi mơ ước chăng, có chứ. Có quyền lực sai khiến bằng một ánh mắt, một lời nói. Có thể thanh thản từ chối vì biết mình là ai, cũng biết tiếc nuối bởi đủ từng trải để hiểu thế nào là hạnh phúc. Biết cách lý giải cho mọi cảm xúc, biết cách đẹp, biết đàn ông cần gì.

Dường như đến tuổi ba mươi, đàn bà biết cách yêu, biết cách nồng nàn. Thứ nồng nàn đích thực mà tuổi thanh xuân không bao giờ chạm tay tới nổi.

Những người đàn bà đang đi tới tuổi ba mươi thường hoảng hốt, những người đàn bà vượt qua tuổi ba mươi rồi thường bình yên.

Bởi hiểu ra không giống như xưa, chúng ta không còn lầm lẫn giữa nhan sắc và tuổi trẻ. Và người phụ nữ nhận ra mình đẹp bắt đầu từ tuổi ba mươi, tự tin rằng những người đàn ông mình cần là những người nhận ra được người đẹp bên trong người đàn bà.

Tuần trước ngồi thương thảo hợp đồng với đối tác, bất ngờ người đàn ông thú nhận, tôi chỉ bị quyến rũ bởi những người đàn bà có năng lực, có đầu óc. Vì chúng tôi đến độ tuổi này, biết chúng tôi cần gì.

Thì ra đàn ông cũng đã phân biệt, thứ nhan sắc họ thèm và thứ nhan sắc họ cần. Đàn ông có lẽ đã như nhau, tôi thèm có được hoa hậu, nhưng tôi cần một người đàn bà đích thực ở bên.

Vậy còn điều gì đàn bà ba mươi đã thua kém chính mình khi đôi mươi? Có lẽ đó là quyền lực thanh xuân, thứ quyền lực mà đàn bà ba mươi cố tình không muốn nhắc đến nhất.

Lúc đôi mươi tôi mặc một chiếc áo sơ mi trắng dài, thật rộng và nhảy nhót, tôi thật gợi cảm. Lúc ba mươi nếu tôi vẫn nhảy nhót trong một chiếc sơ mi dài và thủng, tôi thật lập dị và gớm ghiếc.

Lúc đôi mươi tôi có quyền không son phấn ra phố, buộc tóc đuôi gà, ngồi lơ đãng bên bờ hồ tưởng tượng những lãng mạn. Lúc ba mươi, không son phấn là một cách bất lịch sự, và bên hồ, những người đàn bà chỉ ngồi để chảy nước mắt đau đớn.

Vì năm tháng đã trôi qua lặng yên, có thứ đã đến, như thành đạt, như từng trải, như tiền. Nhưng có thứ không níu nổi, như tuổi trẻ. Đàn bà ba mươi tối kỵ ngồi một mình, nghĩ một mình, làm một mình, và sống quạnh hiu.

Có một cuốn sách đầu đề là "Đàn bà ba mươi mới đẹp", trong đó nói, cái đẹp tới từ sự độc lập, bởi họ dũng cảm và từng trải. Cái đẹp ba mươi cũng đến từ tình yêu và sự tự tin khi vứt bỏ tình yêu. Và sách nói, đàn bà càng ba mươi, càng dễ buông tay khỏi ái tình.

Tôi nghĩ những điều đó hợp lý, khi phụ nữ nhận ra họ càng quý giá, họ càng khó có cơ hội ngã vào đời người đàn ông.

Đàn bà ba mươi không yêu nổi người đã tha thiết yêu khi mười tám. Lại khao khát kết hôn với người chồng mà khi mười tám có đánh chết cũng không muốn lấy. Có người bảo, đó là bởi đàn bà đã thực tế hơn thiếu nữ, hiểu mình muốn gì. Tôi thì cho rằng đó là bởi người đàn bà ba mươi đã nếm đủ những đòn đau của cuộc sống, trong tình yêu và hôn nhân, họ sợ tương lai nhưng họ còn sợ quá khứ hơn!

Sách nói đàn bà ba mươi chỉ mơ hai thứ, chưa chồng thì mơ yêu đương nhiều hơn, có chồng thì mơ tiền nhiều hơn. Đàn bà ba mươi chỉ có yêu và tiền. Báo chí dành cho tuổi ba mươi thường là tạp chí tiêu dùng thời thượng hoặc mục tâm sự tình duyên éo le. Để đàn bà ba mươi tiêu những lo âu vào đó.

Tôi cũng đang viết cho những độc giả ấy, kín đáo hướng dẫn họ cách tiêu tiền hoặc trút những tâm tình lên giấy. Chúng ta giống nhau không phải bởi cùng bước qua ngưỡng cửa ba mươi, mà bởi đã chọn được cách dung hoà với cuộc sống. Ba mươi là lúc chấp nhận những thay đổi mà cuộc đời dành cho ta, không kháng cự, chỉ uyển chuyển lợi dụng để những đổi thay cuộc đời biến thành động lực để ta đi tới.

Tôi nghĩ người đàn bà ba mươi có năng lực hay không, chỉ phân biệt bởi điểm đó, bởi lúc vượt qua trắc trở khó khăn. Chứ không phải những người phụ nữ có xe đẹp nhà đẹp, chồng đẹp con cũng đẹp là người có năng lực, chỉ nên gọi họ là người phụ nữ may mắn mà thôi.

Đàn bà ba mươi đã thoát ra được những viển vông tuổi đôi mươi. Họ không cần lãng mạn, một sự ấm áp, một khoảnh khắc đẹp, mà mong muốn sở hữu, muốn có con, có người tình, những điều có thật trong đời. Mơ ước của tuổi ba mươi đã thật hơn, đã không còn chỉ là mơ ước. Nên nhiều người đàn bà không nhận ra, tuổi đôi mươi rất ngại tới nhà bạn trai, tuổi ba mươi muốn để lại bàn chải đánh răng buổi sáng trong nhà bạn trai, muốn để lọ nước hoa,chai sữa tắm có mùi yêu thích ở lại nhà người yêu.

Như khi đàn bà đi, điều gì đó còn ở lại.

Bạn tôi nói, khi chia tay người yêu, đi khỏi đời nhau, cái cô ấy tiếc nhất không phải là anh bạn trai, mà là chai sữa tắm mùi vỏ cam còn để lại ở nhà anh kia. Cô ấy thích mùi vỏ cam, và với đàn bà ba mươi, chia tay nhau, thì đàn ông không còn giá trị bằng một chai sữa tắm. Mặc dù cô ấy có tiền để bất cứ lúc nào mua một chai sữa tắm khác như thế.

À, có lẽ không phải đàn ông không còn giá trị, mà bởi đàn bà ba mươi yêu ghét rạch ròi.

Hình như ba mươi là lúc đàn bà mới bắt đầu cuộc sống đích thực đàn bà?